Bác Hồ sinh năm bao nhiêu? Tiểu sử cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác Hồ sinh năm bao nhiêu
Bác Hồ đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho nhân dân. Bác chính là tấm gương sáng để đời đời con cháu Việt Nam noi theo. Chính vì thế, những thông tin như Bác Hồ sinh năm bao nhiêu, tên thật là gì cũng như tiểu sử hoạt động cách mạng của Người luôn được quan tâm. Vậy nên hãy theo dõi bài viết dưới đây của nadateahouse.com chúng tôi để có thêm những kiến thức bổ ích và Bác Hồ vĩ đại nhé.

I. Giải đáp Bác Hồ sinh năm bao nhiêu?

Bác Hồ sinh năm bao nhiêu
Bác Hồ sinh năm 1890
Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890 tại quê ngoại là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Bác là một nhà nho yêu nước tên là Nguyễn Sinh sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Nguyễn Sinh Cung có chị gái tên là Nguyễn Thị Thanh và anh Trai tên là Nguyễn Sinh Khiêm và 1 người em trai mất sớm tên là Nguyễn Sinh Nhuận.
Có thể nói, Người đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cách mạng của Đảng và vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác mãi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam noi theo

II. Tiểu sử con đường hoạt động cách mạng của Bác Hồ

Ngoài việc giải đáp thắc mắc Bác Hồ sinh năm bao nhiêu, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người. Cuộc đời của Bác là một cuộc đời trong sáng cao đẹp, một anh hùng dân tộc kiệt xuất đã đấu tranh và hiến dâng cả đời cho Tổ quốc.
Người sinh ra trong một gia đình nho giáo yêu nước. Sống trong hoàn cảnh đất nước chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu Bác đã chứng kiến nỗi khổ của đồng bào và phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân ta. Nguyễn Sinh Cung sớm đã có ý chí đuổi thực dân, giành độc lập tự do cho đất nước. Với tình cảm yêu nước vô hạn, năm 1911 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng nhà Rồng.

Từ năm 1912 đến 1917, Nguyễn Ái Quốc đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động tại đây. Bác thông cảm với cuộc sống khổ cực của người lao động cũng như thấu hiểu nguyện vọng thiêng liêng của họ. Qua đó, Bác Hồ đã sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam chính là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của nhân dân trên thế giới.

Bác Hồ
Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc
Cuối năm 1917, Bác Hồ trở lại Pháp tiếp tục hoạt động phong trào công nhân tại đây. Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xây bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa khác.
Tháng 12 năm 1920, Bác tham dự đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế 3, Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người thành lập Đảng cộng sản Pháp. Như vậy, Bác từ người yêu nước trở thành người cộng sản và khẳng định con đường giải phóng dân tộc chính là con đường của Chủ nghĩa Mác Lênin và cách mạng tháng 10 Nga.
Đến năm 1921, Nguyễn Tất Thành cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
Tháng 4 năm 1922, Hội Liên hiệp các thuộc địa ra báo Người cùng khổ với mục đích là đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa.
Tháng 6 năm 1923, Bác từ Pháp sang Liên Xô và làm việc trong Quốc tế Cộng sản.
Tháng 11 năm 1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc), chọn một số thành niên Việt Nam yêu nước đáng sống tại đây và trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam.
Đến năm 1925, Bác thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và ra tờ báo Thanh Niên. Đây chính là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam với mục đích truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin về Việt Nam và chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng Cộng sản.
Tháng 5 năm 1927, Nguyễn Tất thành từ Quảng Châu đi Liên Xô, sau đó sang Đức, đến Bỉ tham dự phiên họp của Đại hội đồng liên đoàn chống chiến tranh đế quốc. Sau đó người đi Italia và về châu Á.
Từ tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Bác Hồ hoạt động phong trào vận Đảng Việt Kiều yêu nước tại Thái Lan để tiếp tục cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bác Hồ
Mùa xuân năm 1930, Bác chủ trì cuộc họp thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long gần Hương Cảng, Người đã chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay sau khi được thành lập, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, đây chính là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tháng 6 năm 1932, Bác bị chính quyền Anh bắt giam tại Hong Kong. Đến năm 1933 thì được trả tự do.
Thời gian từ 1934 đến 1938, Nguyễn Tất Thành nghiên cứu tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Liên Xô và tiếp tục theo dõi cũng như chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.
Tháng 1 năm 1941, Bác về nước sau hơn 30 năm. Sau đó, đến tháng 5, Người triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định con đường giải phóng dân tộc trong thời kỳ mới. Tổ chức lực lượng vũ trang và xây dựng các căn cứ địa cách mạng.
Năm 1942, Người lấy tên là Hồ Chí Minh và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Tháng 9 năm 1943 được trả tự do.
Năm 1944, Bác trở về căn cứ Cao Bằng, tại đây Bác Hồ chỉ đạo thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trong tháng 12. Đây chính là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.

Bác Hồ sinh năm bao nhiêu
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
Tháng 5 năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn cuối. Người rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định tổng khởi nghĩa.
Tháng 8 năm 1945, Bác lãnh đạo nhân dân cả nước giành chính quyền. Đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 lịch sử, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh là ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trở thành Chủ tịch nước đầu tiên.
Ngay sau đó, thực dân Pháp tiếp tục gây chiến tranh và có âm mưu xâm chiếm nước ta lần nữa. Trước nạn ngoại xâm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc vẻ vang, giành thắng lợi to lớn bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, chấn động toàn thế giới, Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
Bác Hồ
Đối với nhân dân Việt Nam, Bác là vị lãnh tụ vĩ đại

Từ năm 1954, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc nước ta.
Giai đoạn 1965 đến 1969, Bác Hồ cùng với Trung ương Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp đấu tranh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Trước khi qua đời, Người đã để lại cho nhân dân cả nước bản di chúc lịch sử với mong muốn Việt Nam hòa bình, thống nhất. Thực hiện di chúc của Bác, toàn nhân dân Việt Nam đã đồng lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, buộc chính phủ Hoa Kỳ phải ký hiệp định Paris năm 1973, chấm dứt chiến tranh và rút quân ra khỏi Việt Nam.
Mùa xuân 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, giải phóng miền Nam, thực hiện được mong ước thiêng liêng của Người.
Năm 1987, Tổ chức UNESCO đã công nhận chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại.

III. Kết luận

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, hội nhập với thế giới thì tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi sáng cho cuộc đấu tranh của nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hy vọng với thông tin Bác Hồ sinh năm bao nhiêu trên đây, các bạn đã hiểu hơn về con đường hoạt động cách mạng và sự nghiệp xây dựng đất nước của Người. Qua đó, luôn luôn cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để góp phần phát triển đất nước.