Basedow là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Basedow là bệnh gì
Basedow là một trong những bệnh liên quan đến bướu giáp có tỷ lệ mắc khác cao. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh có thể gây suy tim, tim đập nhanh. Vậy Basedow là bệnh gì? Người bệnh nên lưu ý điều gì trong việc điều trị? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của nadateahouse.com để hiểu rõ hơn nhé.

I. Bệnh Basedow là bệnh gì?

Basedow là bệnh gì
Basedow là bệnh cường giáp tự miễn
Bệnh Basedow hay còn được gọi là bệnh cường giáp tự miễn. Đây là bệnh tự miễn làm phì tuyến giáp lên gấp nhiều lần, gây cường giáp. Bệnh thường gặp ở nữ giới với đặc trưng là lồi mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Basedow có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

II. Một số triệu chứng của bệnh Basedow

Những triệu chứng của bệnh Basedow có thể nhận biết dễ dàng qua 2 nhóm, đó là tại tuyến giáp và ngoài tuyến giáp.

1. Tại tuyến giáp

  • Bướu giáp: Người mắc bệnh Basedow thường có biểu hiện là bướu giáp lớn, mềm hoặc hơi cứng. Nếu bướu giáp quá lớn có thể chèn ép những cơ quan xung quanh. Bên cạnh đó, người bệnh còn có một số triệu chứng như vùng cổ ửng đỏ, tăng tiết mồ hôi.
  • Tim mạch: Dù làm việc hay đang nghỉ ngơi thì người bệnh cũng cảm thấy nhịp tim nhanh, tim loạn nhịp. Những trường hợp mạnh có thể gây ra suy tim, phù hai chi dưới…
  • Thần kinh cơ: Hai bàn tay người mắc bệnh Basedow thường run kèm theo yếu cơ. Đồng thời, người bệnh cũng thường thay đổi tính cách, dễ nóng giận, cáu gắt, bực tức…
  • Dấu hiệu tăng chuyển hóa: Thân nhiệt người bị bệnh Basedow luôn tăng cao, luôn có cảm giác nóng. Chịu được thời tiết lạnh nhưng không chịu được nóng, cơ thể gầy. Ngoài ra, bệnh còn gây hiện tượng loãng xương, xẹp đốt sống…
  • Một số biểu hiện khác như ăn nhiều vẫn gầy, giảm ham muốn, ngứa da, xuất hiện hạch bạn ở bàn tay, tóc khô, dễ gãy rụng…

2. Ngoài tuyến giáp

Người mắc bệnh Basedow tay thường run, yếu
  • Tổn thương mắt: Như đã chia sẻ khi giải thích Basedow là bệnh gì, đó là người bệnh thường có biểu hiện mắt lồi.
  • Phù niệm: Biểu hiện này chiếm khoảng 2-3%, thường ở dưới đầu gối, mặt trước cẳng chân. Vùng da tổn thương có màu hồng, bóng, lông dựng đứng, bài tiết nhiều mồ hôi.
  • To đầu các chi: Đầu ngón tay, ngón chân của người bệnh biến dạng hình dùi trống, tiêu móng tay…

III. Nguyên nhân gây ra bệnh Basedow

Để quá trình điều trị được thuận lợi, mỗi người cần phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh Basedow. Qua kết quả khảo sát, có đến 15% người bệnh có họ hàng cùng mắc bệnh.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra bệnh Basedow, có thể kể đến như:
  • Người bị nhiễm khuẩn hoặc virus
  • Người bị stress kéo dài thường xuyên
  • Người bệnh dùng thuốc Corticoid
  • Người dung nạp nhiều iod trong thời gian dài
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là sau khi sinh
  • Người bệnh đang dùng thuốc Lithium điều trị.

IV. Bệnh Basedow có nguy hiểm không?

Mắt lồi là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh Basedow
Thực tế, bệnh Basedow có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Basedow có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:
  • Nhịp tim đập không đều dẫn đến khả năng hình thành cục máu đông, gây ra các vấn đề liên quan đến tim, đột quỵ.
  • Bệnh Basedow khiến người bệnh nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt, thậm chí là nguy cơ mất thị lực.
  • Bên cạnh đó còn có các biến chứng khác như lãng xương, cơn bão giáp trạng, thậm chí là nguy cơ tử vong.

V. Chẩn đoán và điều trị bệnh Basedow

Để có thể xác định được bạn có mắc Basedow hay không, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa nội tiết để thực hiện các phương pháp chẩn đoán, từ đó sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.

1. Phương pháp chẩn đoán bệnh Basedow

Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán Basedow là bệnh gì như sau:
  • Siêu âm tuyến giáp: phương pháp này có thể cho bác sĩ thấy được kích thước của tuyến giáp.
  • Xét nghiệm TRAb: giúp định lượng nồng độ TRAb có trong máu, là cơ sở để chẩn đoán bệnh Basedow.
  • Xét nghiệm TSI: nồng độ TSI thường tăng cao ở những người mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp và người khỏe mạnh sẽ có nồng độ thấp.

2. Biện pháp điều trị bệnh

Bệnh Basedow cần được điều trị sớm để tránh gặp biến chứng nguy hiểm
Hiện nay, bệnh Basedow được điều trị chủ yếu bằng 3 phương pháp, đó là điều trị nội khoa, phẫu thuật và xạ trị. Cụ thể như sau:
  • Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp được ưu tiên hàng đầu khi bệnh vừa mới xuất hiện, chưa có biến chứng và người bệnh có điều kiện điều trị lâu dài.
Với phương pháp điều trị này, người bệnh cần có sự kiên trì vì thời gian điều trị kéo dài từ 12 đến 18 tháng. Nhưng hiệu quả mà điều trị nội khoa mang lại rất cao, từ 60 đến 70%.
  • Điều trị bằng xạ trị
Mục đích của phương pháp xạ trị là thu nhỏ bướu, giúp tình trạng cường năng của tuyến giáp bình thường trở loại. Phương pháp điều tị này chống chỉ định với phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ Người bệnh nhiễm độc nặng hoặc bướu quá lớn.
  • Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định với những người bệnh nhiễm độc nặng, khối u lớn chèn ép các cơ quan khác, gây khó khăn khi ăn uống, hô hấp… Khi mà phương pháp điều trị bằng thuốc, xạ trị không mang lại hiệu quả.
Hấu hết tuyến giáp của người bệnh sẽ được cắt hoàn toàn, chỉ để lại phần nhỏ giúp tiết hormone. Bên cạnh việc mang lại hiệu quả tốt, phương pháp phẫu thuật cũng có thể để lại một biến chứng như hạ canxi máu, khàn tiếng… nhưng chúng chỉ chiếm 1% trong tổng số các ca phẫu thuật.

VI. Cách phòng ngừa bệnh Basedow

Basedow là bệnh lý liên quan đến rối loạn tự miễn, vì thế khi bị bệnh, bạn cần có những biện pháp tốt để giảm nguy cơ tái phát.
  • Cần nâng cao sức khỏe, thể trạng bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin
  • Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực và tránh căng thẳng
  • Không hút thuốc lá và nên tránh hít phải khói thuốc lá
  • Đeo kính để bảo vệ mắt khỏi khói bụi, ô nhiễm
  • Không sờ hay nắn nhiều lên vùng cổ
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều iod trong thực đơn hàng ngày
  • Thăm khám và điều trị theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
  • Ngoài ra, nếu thấy có bất kỳ biểu hiện nào về bệnh Basedow kể trên, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để kịp thời phát hiện và có phác đồ điều trị phù hợp.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ Basedow là bệnh gì, từ đó có những biện pháp can thiệp hiệu quả kịp thời. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về sức khỏe nhé.