Đất BHK là gì? Quy định sử dụng loại đất này thế nào?

đất bhk
Nhiều người khi xem bản đồ địa chính thường thắc mắc đất BHK là gì? Nếu bạn cũng có câu hỏi tương tự như vậy thì tham khảo ngay bài viết dưới đây của nadateahouse.com chúng tôi nhé. Chắc chắn bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề pháp lý xung quanh loại đất này đấy.

I. Giải thích đất BHK là gì?

Đất BHK là gì
Theo quy định đất bhk thuộc nhóm đất nông nghiệp trồng cây hàng năm
Đất BHK là loại đất được dùng để trồng cây hàng năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đây là ký hiệu để việc quản lý đất đai được dễ dàng hơn, theo đó khi người sử dụng nhìn vào ký hiệu đó là có thể hiểu được ý nghĩa của loại đất mà mình đang sử dụng.
Như vậy với thắc mắc đất BHK là gì? Hiểu đơn giản đây là loại đất chuyên dụng để trồng những cây có thời gian phát triển ngắn, thường không quá 1 năm. Kể cả đất sử dụng với mục đích canh tác không thường xuyên hay đất chăn nuôi, trồng cỏ hoặc đất trồng các loại cây hàng năm khác.
Đặc biệt những loại cây được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian nhưng không quá 5 năm. Trong đó, đất trồng cây hàng năm có thể trồng 1 số loại cây như cây dược liệu, cây mía, cây cói….

II. Một số quy định sử dụng đất BHK

Chắc hẳn sau khi biết được đất BHK là gì, bạn cũng cũng muốn hiểu hơn về những quy định khi sử dụng loại đất này đúng không. Dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí những thông tin liên quan về mặt pháp lý khi sử dụng đất BHK như sau:

1. Thời hạn sử dụng đất

Theo quy định của Luật đất đai, thời hạn sử dụng đất BHK gồm 2 loại, đó là:
  • Loại 1 là sử sử dụng đất ổn định lâu dài, không có sự giới hạn về thời gian. Chủ yếu là do cư dân sử dụng.
  • Loại 2 là đất có thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó, quy định pháp lý về việc sử dụng đất BHK còn nêu rõ thời gian sử dụng đất trong trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng và quyền sử dụng đất như sau:
  • Đối với trường hợp thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng với mục đích công ích của địa phương thì thời hạn sử dụng không quá 5 năm.
  • Trường hợp cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp do cơ quan Nhà nước cấp, công nhận quyền sử dụng thì có thời gian sử dụng là 50 năm. Sau thời hạn 50 năm, nếu người dân có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì sẽ được xem xét gia hạn thêm 50 năm nữa.
  • Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thuê đất nông nghiệp thì thời hạn sử dụng không quá 50 năm. Nếu hết thời gian thuê đất mà người dân vẫn có nhu cầu sử dụng thì sẽ được cơ quan Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê.
  • Trường hợp tổ chức được giao hoặc cho thuê đất sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp sẽ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất không quá thời hạn là 70 năm.
  • Khi hết thời hạn sử dụng đất BHK, nếu người dân không được hoặc không muốn gia hạn, không tiếp tục thuê thì sẽ bị Nhà nước thu hồi.

2. Điện kiện tách thửa đất

Đất BHK
Việc tách thửa đất bhk cần phù hợp với quy định trong quy hoạch của địa phương
Một trong những điều kiện cần thiết để tách thửa đất BHK là bạn phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, việc tách thửa phải phù hợp với quy định về quy hoạch sử dụng đất do cơ quan Nhà nước phê duyệt. Bên cạnh đó, việc tách thửa đất BHK cũng phải phù hợp với điều kiện của địa phương gắn với diện tích tối thiểu khi tách thửa.

3. Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm là gì?

Người dân không chỉ quan tâm đến đất bhk là gì, mà còn muốn biết rõ hơn về điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng của loại đất này. Theo quy định, đất bhk có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở (hay còn gọi là đất thổ cư) thì cần được xem xét như sau:
  • Đất thuộc quyền sử hữu của cá nhân, hộ gia đình và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là UBND xem xét việc chuyển đổi mục đích sử dụng.
  • Đất thuộc quyền sử hữu của tổ chức nào đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền là UBND xem xét về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  • Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất dựa vào kế hoạch sử dụng đất bhk của địa phương đó và nhu cầu được sử dụng ghi trong đơn.
  • Giá đất mỗi địa phương sẽ khác nhau nên chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng khác nhau. Thông thường, mức chi phí = giá tiền sử dụng theo đất ở – giá tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp x diện tích khu đất đó.

III. Giải đáp một số thắc mắc về đất BHK?

Cho dù bạn sở hữu bất cứ loại đất nào thì những vấn đề về pháp luật luôn được tuân thủ. Chính vì thế, chúng tôi sẽ giải đáp một số vấn đề thắc mắc về đất bhk dưới đây.

1. Đất BHK có được thế chấp vay ngân hàng không?

Đất BHK
Đất bhk có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng nhưng bị giới hạ về mức vay và có giá thấp
Bên cạnh khái niệm đất bhk là gì, không ít người dân thắc mắc vấn đề loại đất này có được thế chấp để vay ngân hàng không. Theo quy định hiện hành, đất bhk có thể thế chấp ngân hàng khi đáp ứng đầy đủ những giấy tờ cần thiết như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ. Đồng thời, đất bhk không dính vào những tranh chấp hay kê biên cho việc thi hành án và còn thời gian sử dụng theo quy định.
Nếu đất bhk đáp ứng đầy đủ những điều kiện này thì bạn có thể đem đi thế chấp vay ngân hàng. Tuy nhiên, với những trường hợp thế chấp thì chủ sở hữu sẽ bị giới hạn về mức vay vốn, chỉ được vay với giá thấp. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện vay vốn thì đất bhk cũng phải trải qua những cuộc kiểm định chặt chẽ nên thông thường rất ít ngân hàng cho vay với hình thức thế chấp đất bhk.

2. Đất BHK có được chuyển đổi thành đất ở không?

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu không được phép xây nhà trên đất nông nghiệp hay bất kỳ loại đất nào không phải là đất ở đô thị, đất ở nông thôn. Chính vì thế, bạn không thể xây nhà trên đây bhk. Tuy nhiên, chủ sở hữu có thể xin chuyển đổi mục đích sử dụg đất bhk. Nếu yêu cầu đó được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì bạn có thể xây nhà một cách hợp pháp.

3. Kinh nghiệm đầu tư đất BHK sinh lời?

Để có thể tót vốn thành công vào thị trường đất bhk, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
  • Có nguồn vốn dự trữ dồi dào bởi quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất bhk thường tốn nhiều thời gian và cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
  • Nên tìm hiểu kỹ những quy định về luật đất đai hiện nay cũng như các văn bản hướng dẫn kèm theo.
  • Tìm hiểu hiện trạng quy hoạch đất nếu có để tránh tình trạng mua phải đất bhk không thuộc diện quy hoạch đất ở của địa phương.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về đất bhk là gì cũng như mục đích và những quy định khi sử dụng loại đất này. Nếu bạn muốn cập nhật thêm những thông tin khác về các loại đất sử dụng hiện nay thì đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.