Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều cần đến một số vốn nhất định để có thể đi vào hoạt động ổn định. Tuy theo mô hình mà doanh nghiệp sẽ có nguồn vấn khác nhau. Trong số đó phải kể đến Equity. Vậy Equity là gì? Bài viết dưới đây của nadateahouse.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé.
I. Equity là gì?
Equity hay còn được hiểu là vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn được sở hữu bởi chủ doanh nghiệp hoặc những thành viên, cổ đông của doanh nghiệp, công ty. Các thành viên sẽ cùng nhau góp vốn để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Vốn chủ sở hữu là nguồn tài chính cố định, thường xuyên của mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, Equity sẽ được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau như chênh lệch giá cổ phiếu, lợi nhuận kinh doanh…
Có thể thấy Equity là có sự ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì thế, hiểu được Equity là gì sẽ giúp chủ sở hữu xây dựng được cơ cấu nguồn vốn, nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
II. Equity bao gồm những yếu tố nào?
Theo quy định về Equity, tùy theo từng mô hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu sẽ gồm các thành phần khác nhau. Về bản chất, Equity được cấu thành từ các thành phần như sau:
- Vốn cổ đông: đây là khoản vốn được góp từ cổ động, thông tin vốn được ghi rõ ràng trong điều lệ doanh nghiệp.
- Thặng dư vốn cổ phần: đây là khoản chênh lệch giá cổ phiếu doanh nghiệp lúc phát hành so với mệnh giá hiện tại.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: đây là khoản lợi nhuận còn lại sau thuế chưa chia.
- Các quỹ doanh nghiệp: gồm có quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển…
- Chênh lệch đánh giá tài sản: mức chênh lệch đánh giá lại tài sản như bất động sản đầu tư, tài sản cố định, hàng tồn kho…
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: thường phát sinh trong các trường hợp như mua bán, trao đổi bằng ngoại tệ, tiền tệ có gốc ngoại tệ…
- Những nguồn khác như cổ phiếu quỹ, kinh phí sự nghiệp…
Trong đó, nguồn vốn cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất.
III. Vai trò của Equity trong doanh nghiệp
Bên cạnh việc hiểu được Equity là gì, bạn cũng nên biết được vai trò của vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp. Có thể thấy, dù doanh nghiệp hoạt động với quy mô như thế nào, lớn hay nhỏ thì cũng cần đến một nguồn vốn nhất định.
Về mặt pháp lý, bất cứ doanh nghiệp nào khi thành lập cũng cần đến lượng vốn nhất định, nếu không đủ điều kiện thì sẽ bị giải thể. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu còn giúp doanh nghiệp phát triển. Nhờ đó mà doanh nghiệp có nhiều trang bị sản xuất, nhân lực để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này giúp cho doanh nghiệp ổn định, thu về nhiều lợi nhuận.
IV. Công thức tính Equity
Khi thành lập, doanh nghiệp cần biết cách hạch toán Equity. Trong kế toán, vốn chủ sở hữu có sự khác biệt so với giá trị các khoản nợ, giá trị tài sản công ty. Vậy công thức tính Equity là gì, được xác định như thế nào?
Công thức tính vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp – Tổng nợ phải trả.
Từ công thức này có thể thấy, Equity có thể âm nếu tổng nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản của doanh nghiệp hiện có. Hoạt động hạch toán sẽ giúp doanh nghiệp cơ cấu lại vốn, từ đó hoạt động kinh doanh có thể hiệu quả hơn.
Khi hạch toán Equity, các doanh nghiệp cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Hạch toán chi tiết Equity theo nguồn hình thành. Theo dõi từng cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn chủ sở hữu.
- Chỉ nên giảm vốn kinh doanh trong các trường hợp như trả vốn cho ngân hàng, trả vốn cho cổ đông, điều động vốn cho công ty con khác…
- Trường hợp góp vốn bằng ngoại tệ thì cần quy đổi sang VNĐ theo tỷ lệ giá ở thời điểm phát sinh.
- Với mô hình công ty cổ phần, giá trị góp vốn sẽ được ghi nhận theo thực tế phát hành cổ phiếu.
V. Vốn chủ sở hữu tăng giảm thể hiện điều gì?
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, Equity sẽ có nhiều thay đổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, sự tăng giảm của Equity sẽ phản ánh tình trạng hiện tại của doanh nghiệp.
1. Equity tăng khi nào?
Khi vốn chủ sở hữu tăng, cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, kinh doanh mang lại nguồn lợi nhuận. Việc bổ sung vốn chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô.
Vì thế, Equity tăng trong những trường hợp sau:
- Có thêm thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu góp thêm vốn cho doanh nghiệp.
- Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bổ sung vào Equity hoặc lợi nhuận từ các quỹ đầu tư khác mang lại.
- Cổ phiếu mà doanh nghiệp phát hành có giá trị cao hơn so với ban đầu.
- Giá trị dương các khoản như tài trợ cho doanh nghiệp, quà tặng sau khi trừ thuế, được ghi nhận vào Equity.
2. Equity giảm khi nào?
Tình trạng vốn chủ sở hữu giảm cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang khó khăn, không hiệu quả.
Equity giảm trong những trường hợp như sau:
- Doanh nghiệp phải hoàn trả vốn cho chủ sở hữu, người góp vốn rút vốn đầu tư.
- Doanh nghiệp giải thế, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động.
- Cổ phiếu doanh nghiệp phát hành có giá trị thấp hơn so với ban đầu,
- Doanh nghiệp phải bù lỗ do kinh doanh không hiệu quả.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn hiểu rõ Equity là gì. Hy vọng qua bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.